Giấc mơ là gì? Giải thích giấc mơ dưới góc độ khoa học

Mơ có thể tràn đầy màu sắc, nhưng cũng có thể u ám. Đối với các cảnh trong giấc mơ, người xưa thường nhìn nó bằng đôi mắt của số mệnh. Tốt xấu hên xui, tùy duyên mỗi người. Hung nhân (người mang vận rủi) thấy cát mộng (giấc mơ đẹp), tuy cát (hên) mà hung (rủi), cát nhân (người mang vận may) thấy hung mộng (ác mộng), tuy hung (rủi) mà cát (hên), và vận rủi vẫn có thể tránh được.

Giấc mơ là gì Giải thích giấc mơ dưới góc độ khoa học

I. Cách giải thích về giấc mơ của người phương Đông cổ đại

Quan điểm của những nhà hiền triết phương Đông cổ đại về giấc mộng dựa trên sự tổng hợp trí tuệ của những nhà hiền triết quá cố. Vào thời kỳ chữ tượng hình, chữ “mơ” được biểu thị bằng một người nằm trên giường và dùng ngón tay chỉ vào mắt, tức mơ là “Mục hữu sở kiến” (mắt nhìn thấy được).

Câu nói: “Dĩ thủ chỉ mục, mục hữu sở kiến” (tay chỉ vào mắt, mắt nhìn thấy được) dùng để chỉ thông thường con người sau khi chìm vào giấc ngủ, thì trên giác mạc không có hình ảnh, vậy làm sao có thể “mục hữu sở kiến”? Thật ra, những nhà hiền triết xa xưa của chúng ta đã truyền đạt một hàm ý khác, cái gọi là “mục hữu sở kiến” không phải là con người có thể nhìn thấy bằng mắt sau khi đã chìm vào giấc ngủ, mà là nói linh hồn rời khỏi cơ thể.

Trang Tử chia cuộc sống thành hai trạng thái: “Tẩm” và “Giác”. “Tẩm” là chỉ giấc ngủ, khi hồn rời khỏi cơ thể thì sẽ nằm mơ; “Giác” là trạng thái tỉnh táo, chỉ sự phản ánh của các giác quan cơ thể đối với thế giới bên ngoài.

Tuân Tử đề xuất: “Tâm ngọa tắc mộng, thâu tắc tự hành, sử chi tắc mưu”. Mơ, tự hành (ảo tưởng) và mưu đều thuộc hoạt động tư duy của con người, nhưng giữa chúng vẫn có sự khác biệt; mơ và giấc ngủ có mối liên hệ mật thiết và không chịu sự điều khiển của chủ thể, còn “ảo tưởng” thì có thể rong ruổi trong lúc tỉnh táo và cả khi nằm ngủ, nhưng chịu sự điều khiển của ý thức (sử chi tắc mưu).

Tâm ngọa tắc mộng, thâu tắc tự hành, sử chi tắc mưu

Mặc Tử nói: “Ngọa, tri vô tri biên” và nhấn mạnh: “Mộng, ngọa nhi dĩ vi nhiên dã”. Cái gọi là “tri vô tri”, chữ “tri” thứ nhất là chỉ năng lực tri giác của con người, chữ “tri” thứ hai chỉ sự tiếp xúc của tri giác với sự vật sự việc bên ngoài, cho nên “tri vô tri” tức là con người khi nằm ngủ tri giác sẽ mất đi năng lực cảm giác các sự vật bên ngoài, và ý thức rơi vào trạng thái tiềm ẩn.

Các học giả cuối đời Minh đầu đời Thanh từng đề xuất học thuyết “tỉnh chế ngọa dật” (tỉnh hạn chế, ngủ an nhàn), cho rằng mơ là hoạt động ý thức của con người, cho dù khi nằm ngủ ý thức trong giấc mơ sẽ mất đi sự điều khiển, nhưng vẫn không thể thoát khỏi sự điều khiển của chủ thể.

Các học giả đời Thanh đề xuất: “Khí huyết ngưng trệ là do não khí dẫn đến”, điểm này về cơ bản thì trùng khớp với thuyết tà dâm sinh mộng trong “Hoàng đế Nội Kinh”, điểm đáng chú ý, ở đây cho rằng mơ là sản phẩm của não bộ, chứ không phải là của trái tim, điều này giống với lý luận về mộng của phương Tây.

II. Cách giải thích về giấc mơ của người phương Tây

Đối với mơ, người phương Tây thường giải thích nó là do tác động của tinh thần.

Các tác giả kinh điển của phương Tây cho rằng mơ là sản phẩm của tư duy và tình cảm, là loại tư tưởng duy trì trong trạng thái ngủ của con người. Những giấc mơ không như ý luôn là triệu chứng của căn bệnh trầm uất.

Nhận thức về mơ của các học giả cận đại phương Tây đã tiến thêm một bước nữa. Huteman nói: “Con người có thể mượn giấc mơ để tìm kiếm một năng lực khác của bản thân”, ở đây quan niệm mơ là tiềm thức càng được khẳng định.

Kneller thì nhấn mạnh: “Mơ là niềm hạnh phúc bị mất đi vào ban ngày và là sự bù đắp của những cảm giác tốt đẹp”. Có học giả còn tuyên bố rằng: “Trạng thái của mơ thật ra tương đương với trạng thái của sự điên cuồng, bởi vì cả hai đều hiện rõ sự hỗn loạn của trí lực, và đều lấy phản ứng chủ quan bên trong để phản ánh thế giới bên ngoài”.

Đại đa số các học giả cho rằng: “Mơ khiến cho con người thoát khỏi sự tự trói buộc về mặt đạo đức, và có thể nhìn thấy trọn vẹn tình cảm của bản thân”.

Học giả giải mã giấc mơ nổi tiếng Floide cho rằng: “Mơ là những nguyện vọng được trở thành hiện thực trong giấc ngủ”.

Mộng là những nguyện vọng được trở thành hiện thực trong mơ

Sau Floide, các học giả khác như Jung cho rằng: “Mơ là do cá tính bị ức chế và sự di truyền của con người”.

Các học giả sau này đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: “Con người không chỉ chịu sự sai khiến của bản năng mà còn bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh”.

III. Cách giải thích giấc mơ theo khoa học

Các nhà khoa học thường cho rằng: “Con người ở trong trạng thái ngủ rồi mới nằm mơ, cho nên sự xuất hiện của mộng là do khi ngủ vỏ não không tuần hoàn và ngừng trạng thái hưng phấn, đây cũng chính là hoạt động của não do trạng thái ngủ dẫn đến”.

Cách giải thích mộng theo khoa học

Nghiên cứu và thực nghiệm của khoa học hiện đại đã chứng minh, người bình thường ai cũng đều nằm mơ, và số lần nằm mơ tương đối ổn định. Sau khi ngủ, thông thường phải đi vào giấc ngủ sóng chậm khoảng 90 phút trước (không phải là giấc ngủ chuyển động mắt với vận tốc cao), sau đó xuất hiện giấc ngủ chuyển động nhãn cầu với vận tốc cao lần thứ nhất, sau khi duy trì 5 - 10 phút, lại chuyển về giấc ngủ không chuyển động mắt với vận tốc cao khoảng 90 phút, về sau lại chuyển về giấc ngủ chuyển động mắt với vận tốc cao, lần chuyển động mắt với vận tốc cao cuối cùng sau nửa đêm đến lúc gần tỉnh giấc có thể đạt đến 30 - 50 phút. Trung bình thời gian giấc ngủ chuyển động mắt với vận tốc cao trong một đêm là khoảng 90 - 120 phút. Lúc này chính là khoảng thời gian con người đang nằm mơ, nếu như trên điện não đồ hiện rõ mắt chuyển động nhanh với vận tốc cao mà đánh thức người ta dậy thì hầu hết tất cả những người ấy đều nói rằng đang nằm mơ, và có thể nhớ rất rõ những cảnh trong mơ vừa xảy ra ban nãy.

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, phần lớn những giấc mơ xảy ra lúc mắt đang chuyển động với vận tốc nhanh lần thứ nhất và lần thứ hai thì nội dung của nó thường là tái hiện những việc trải qua vào ban ngày; lần thứ ba và lần thứ tư thì trong giấc mơ thường xuất hiện những cảnh xa xưa và cuộc sống trước kia; lần thứ năm thì thời gian và không gian đan chéo nhau, cảnh tượng trong mơ trở nên huyền ảo, những ảo tưởng và trải nghiệm ở hiện tại và quá khứ trộn lẫn vào nhau, tạo nên những cảnh trong mơ ly kỳ và huyền ảo.

Viết bình luận